Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam là giải đấu bóng đá cao cấp nhất của quốc gia Việt Nam. Đây là giải đấu nhận được nhiều sự quan tâm của người hâm mộ nước ta. Vậy mọi người biết gì về lịch sử Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau của Gemwin.
Lịch sử Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam được hình thành như thế nào?
Giải bóng đá vô địch quốc gia việt nam là một giải đấu bóng đá do VPF ( Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam) điều hành. Trong hệ thống thi đấu của bóng đá nước ta thì đây chính là hạng cao nhất mà bất cứ câu lạc bộ nào cũng muốn có mặt.
Quá trình thay tên của Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam
Vào năm 1980, VFF đã tổ chức 1 giải đấu bóng đá dành cho các câu lạc bộ. Thời bấy giờ giải vô địch việt nam tên là Giải bóng đá A1 toàn quốc. Tới năm 1990 lại được đổi thành Giải các đội mạnh toàn quốc.
- Giải vô địch U23 Châu Á là gì? Lý giải sức hút của giải này
- Giải Vô địch Đông Nam Á là gì? Thể thức thi đấu như thế nào
Từ năm 1996 -2000 bóng đá vô địch quốc gia việt nam có tên Giải hạng nhất quốc gia. Bắt đầu từ mùa giải 2000 – 2001, Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam chính thức được gọi do bóng đá nước ta chuyển sang giai đoạn chuyên nghiệp. Theo đó, các câu lạc bộ được phép chiêu mộ cầu thủ nước ngoài về thi đấu.
Tới năm 2012, VPF ( Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam) ra đời thì giải được đổi tên thành Super League. Nhưng chỉ sau 5 vòng đấu ban tổ chức đã quyết định quay lại cái tên Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam cho đến hiện tại.
Xem thêm các bài tại Thể thao Gemwin
Số lượng đội bóng tham dự
Năm 1996, vo dich quoc gia vn có tổng cộng 12 đội tham dự với hình thức thi đấu vòng tròn 2 lượt. Thực tế trước khi nền bóng đá Việt Nam bắt đầu chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp thì số đội tham gia luôn có sự thay đổi qua từng năm.
Trong 2 mùa giải từ 2000 – 2002, Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam có 10 đội tham gia thi đấu,. Bước sang mùa 2002 – 2003 thì con số tăng lên 12 đội bóng. Tới năm 2013, một số đội bóng bị giải thể hoặc chuyển giao cùng những khó khăn về tài chính để tổ chức. Ban điều hành đã quy định số lượng đội tham gia Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam là 14.
Thể thức thi đấu Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam
Từ khi hình thành tới nay thì V-League đã trải qua nhiều lần thay đổi thể thức thi đấu. Cụ thể:
Giai đoạn 1980 – 1995
Trong giai đoạn này các đội được chia thành những bảng theo khu vực địa lý. Những đội trong mỗi bảng đấu sẽ phải đá vòng tròn 2 lượt để tính điểm. Các CLB ở top đầu sẽ được vào vòng chung kết để tranh chức vô địch. Còn những đội nằm ở top cuối mỗi bảng sẽ phải thi đấu để tìm ra đội phải xuống hạng.
Mùa giải 1996 – 1997
Lịch sử Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam trong mùa giải 1996 – 1997 có 12 đội bóng tham dự và tất cả sẽ phải thi đấu vòng tròn 2 lượt. Sau khi kết thúc giai đoạn đầu, 6 đội bóng đứng đầu bảng tiếp tục thi đấu vòng tròn lượt còn lại để tìm ra đội vô địch. 6 đội cuối bảng cũng phải thi đấu vòng tròn để tìm ra 2 đội phải xuống chơi tại hạng 2.
Giai đoạn 1997 – 2019
Ở giai đoạn này, trừ giải tập huấn mùa xuân năm 1999 thì các đội sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt có tính điểm. Đội bóng nào giành được nhiều điểm nhất sẽ giành được chức vô địch.
Đội bóng cuối cùng trên bảng xếp hạng sẽ phải xuống chơi ở giải hạng Nhất quốc gia. Đội nào đứng thứ 2 từ dưới lên sẽ phải đá Play -off với đội bóng thứ 2 của giải hạng Nhất. Nếu không thể trụ hạng thành công thì đội ấy sẽ bị xuống hạng.
Mùa giải 2020
Trong mùa giải năm ngoái, do tình hình dịch Covid ở Việt Nam diễn biến phức tạp. Do đấy sau khi đấu vòng tròn 1 lượt xong thì 8 đội đầu bảng xếp hạng sẽ đá tiếp 1 vòng nữa để tìm ra đội vô địch. 6 câu lạc bộ còn lại sẽ phải đá 1 vòng nữa để tìm ra 1 đội phải xuống hạng.
Mùa giải 2021
Do tình hình Covid vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn, vì vậy Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam ban tổ chức quyết định sau khi các đội đá vòng tròn 1 lượt xong.
Trong đấy, 6 đội bóng xếp đầu bảng sẽ đá vòng tròn thêm một lượt nữa, đội nào có nhiều điểm nhất sẽ giành chức vô địch. Còn lại 8 đội bóng sẽ đá thêm một vòng để tìm ra 1 đội xuống hạng. Câu lạc bộ đứng áp chót sẽ phải đá Play-off với đội đứng thứ 2 giải hạng Nhất để tìm cơ hội trụ hạng.
Cách thức tính điểm và xếp hạng của Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam
Trong lịch sử Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam thì hệ thống tính điểm và xếp hạng của các đội bóng cũng có sự thay đổi qua các thời kì:
Cách thức tính điểm
Từ năm 1980 – 1996 cách thức tính điểm là:
- Thắng – 2 điểm
- Hòa – 1 điểm
- Thua – 0 điểm
Từ mùa giải 1996 – 1997 cho tới nay thì hệ thống tính điểm là:
- Thắng – 3 điểm
- Hòa – 1 điểm
- Thua – 0 điểm
Cách thức xếp hạng
Những đội xếp chung cuộc trên bảng xếp hạng như sau: Điểm số các đội sẽ được xếp từ cao đến thấp trên bảng tổng sắp. Nếu có 2 hoặc nhiều đội bằng điểm nhau thì sẽ phải tính qua những chỉ số phụ để xếp.
Các chỉ số phụ bao gồm: Kết quả đối đầu trực tiếp, hiệu số bàn thắng, bàn thua, tổng số bàn thắng. Trong vài năm thì hiệu số bàn thắng, bàn thua và tổng số bàn thắng được ưu tiên hơn cả.
Lời kết
Hy vọng những thông tin có trong bài viết trên của Gemwin.voto sẽ giúp bạn hiểu thêm về lịch sử Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam. Có thể nói đây là giải bóng đá lâu đời nhất của đất nước ta với hơn 40 năm phát triển.